En    

Hotline

028 7301 6010

Service Hotline 028 7301 6010
Nhận tin
  En    

So sánh Nghị định 86/2014/NĐ-CP (“NĐ 86”) và Nghị định 10/2019/NĐ-CP (“NĐ 10”) về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

So sánh Nghị định 86/2014/NĐ-CP (“NĐ 86”) và Nghị định 10/2019/NĐ-CP (“NĐ 10”) về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

(những nội dung chính có liên quan CILC)

  1. Các nội dung cơ bản của ND 10 cần lưu ý:
    1. Phân định rõ khái niệm (i) Đơn vị kinh doanh vận tải và (ii) Đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải.
  • Đơn vị cung cấp phần mềm kết nối vận tải chủ động lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp với đơn vị mình để đảm bảo thực hiện đúng quy định (có thể lựa chọn là đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải hoặc là đơn vị kinh doanh vận tải).
    1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa bằng xe ô tô thì phải xin cấp (i) Giấy phép kinh doanh vận tải và (ii) Phù hiệu.
    2. Đơn vị và xe ô tô vận tải hàng hóa thuộc đối tượng kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp theo ND 86 à không phải xin cấp (i) Giấy phép kinh doanh vận tải và (ii) Phù hiệu kể từ ngày 1/4/2020, cụ thể các đơn vị sau:
      1. Đơn vị sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của Chính phủ về danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm (những đơn vị này phải có giấy phép riêng theo Điều 78 – Luật Giao thông đường bộ 2008 và K3 Điều 9 ND 10)
      2. Đơn vị sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng theo quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ (những đơn vị này phải có giấy phép riêng Điều 76 – Luật Giao thông đường bộ 2008 và K2 Điều 9 ND 10).
      3. Đơn vị có từ 05 xe trở lên.
      4. Đơn vị sử dụng phương tiện có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên để vận chuyển hàng hóa.
    3. Xe vận tải được cấp phù hiệu nội bộ không còn thuộc đối tượng điều chỉnh của ND 10.
    4. Đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo à phải lắp camera.
    5. Đối với xe taxi công nghệ hoặc xe taxi truyền thống à phải gắn hộp đèn với chữ taxi hoặc dán logo phản quang.
    6. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của hợp đồng vận chuyển qua phần mềm Bộ Giao thông vận tải.
    7. Đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng hợp đồng điện tử phải gửi hóa đơn điện tử của chuyến đi đến (i) hành khách, (ii) người thuê vận tải và gửi thông tin hóa đơn điện tử về cơ quan Thuế.
  1. Bảng tóm tắt như sau:

Tiêu chí

NĐ 86

NĐ 10

(Hiệu lực 01/04/2020)

Ghi chú

Khái niệm Kinh doanh

vận tải bằng xe ô tô

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.

- Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.

- Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

 

(K1,2,3 Điều 3 NĐ 86)

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

 

(K3 Điều 3 NĐ 10)

NĐ 10 bỏ khái niệm (i) Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và (ii) Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp

Kinh doanh vận tải

hàng hóa bằng xe ô tô

 

Không quy định rõ

  • Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải cấp cho lái xe Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường. Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) phải có xác nhận (ký, ghi rõ họ và tên) khối lượng hàng hóa đã xếp lên phương tiện của chủ hàng (hoặc người được chủ hàng ủy quyền) hoặc đại diện đơn vị, cá nhân thực hiện việc xếp hàng.
  • Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc phải có thiết bị để truy cập vào phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe không được chở hàng vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông.
  • Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc điện tử do đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa tự phát hành và có các thông tin tối thiểu gồm: Tên đơn vị vận tải; biển kiểm soát xe; tên đơn vị hoặc người thuê vận tải; hành trình (điểm đầu, điểm cuối); số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có); loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, trước khi thực hiện vận chuyển, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.

 

(K 8, 9, 11 Điều 9 NĐ 10)

 

NĐ 10 bổ sung rõ việc Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải cấp cho lái xe Giấy vận tải (Giấy vận chuyển), thay vì ghi nhận trong các công văn hướng dẫn trước đây của Bộ Giao thông vận tải

Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách

bằng xe ô tô

(lắp camera)

Không quy định

Trước ngày 01/07/2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:

a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;

b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

(K2 Điều 13 NĐ 10)

 

ND 10 quy định mới việc lắp camera của loại xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên

và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo

Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

(lắp camera)

Không quy định

Trước ngày 01/07/2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:

a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;

b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

(K2 Điều 14 NĐ 10)

 

Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

(“Giấy phép”)

Thời hạn giấy phép

07 năm

(K4 Điều 20 ND 86)

Không quy định thời hạn

(K2 Điều 17 ND 10)

ND 10 không quy định

Chủ thể phải xin cấp Giấy phép

Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa

(K1 Điều 20 ND 86 và K1 Điều 17 ND 10)

 

Phù hiệu

Dòng xe

Các dòng xe sau phải được gắn phù hiệu:

  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định,
  • Xe taxi,
  • Xe buýt,
  • Xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng,
  • Xe chở công - ten - nơ,
  • Xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc,
  • Xe ô tô vận tải hàng hóa;
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch

(K3 Điều 11 ND 86)

Đơn vị kinh doanh có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được cấp phù hiệu cho xe ô tô phù hợp với loại hình kinh doanh đã được cấp phép

(K1 Điều 22 ND 10)

ND 10 quy định đối với Đơn vị kinh doanh có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sẽ được cấp phù hiệu tương ứng.

Thời hạn có giá trị

  • ND 86 không quy định.
  • Tham khảo K2 Điều 54 TT 63/2014/TT-BGTVT.
  • Phù hiệu cấp cho xe ô tô kinh doanh vận tải, phù hiệu cấp cho xe trung chuyển giá trị 07 năm hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải (thời gian đề nghị trong khoảng từ 01 năm đến 07 năm) và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện;
  • Phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp Tết Nguyên đán có giá trị không quá 30 ngày; các dịp Lễ, Tết dương lịch và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng có giá trị không quá 10 ngày.

(K2 Điều 22 ND 10)

 

 

Loại phù hiệu

  • Phù hiệu “XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH”,
  • Phù hiệu “XE BUÝT”,
  • Phù hiệu “XE TAXI”,
  • Phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”,
  • Phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”,
  • Phù hiệu “XE TẢI”,
  • Phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”,
  • Phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”.
  • Phù hiệu “XE NỘI BỘ”

(Điều 54 K2 TT 63)

  • Phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”
  • Phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”
  • Phù hiệu “XE BUÝT”
  • Phù hiệu “XE TAXI”
  • Phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”
  • Phù hiệu “XE CÔNG TEN-NƠ”
  • Phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”
  • Phù hiệu “XE TẢI”

(ND 10)

 

ND 10 bỏ quy định Phù hiệu “XE NỘI BỘ”

Điều khoản chuyển tiếp

Không

  • Phù hiệu xe nội bộ đã được cấp theo ND 86 à không còn giá trị sử dụng từ ngày 01/04/2020.
  • Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu đã được cấp cho đơn vị và xe ô tô vận tải hàng hóa thuộc đối tượng kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp theo ND 86 à không còn giá trị sử dụng; các đơn vị và phương tiện nêu trên không thuộc đối tượng phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu từ ngày 01/04/2020.
  • Quy định việc chuyển tiếp về cấp và sử dụng phù hiệu, biển hiệu đối với xe ô tô kinh doanh vận tải:

a) Đối với xe tuyến cố định, xe buýt, xe taxi, xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo, xe hợp đồng có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe), xe ô tô vận tải khách du lịch có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) đã được cấp phù hiệu hoặc biển hiệu trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành không phải thực hiện cấp lại cho đến khi hết hiệu lực hoặc đến khi thực hiện cấp lại;

b) Đối với xe hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe), xe ô tô vận tải khách du lịch có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe) đã được cấp phù hiệu hoặc biển hiệu theo quy định tại ND 86 phải thực hiện cấp lại phù hiệu theo quy định tại Nghị định này và dán cố định trên xe ô tô kinh doanh vận tải. Thời gian thực hiện xong trước ngày 01 tháng 7 năm 2021.

     Trường hợp xe ô tô có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe) đã được cấp phù hiệu xe hợp đồng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (sử dụng phần mềm tính tiền quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định này) nếu có nhu cầu thực hiện theo loại hình xe taxi phải thực hiện cấp lại phù hiệu xe taxi để hoạt động kinh doanh theo quy định.

(K4,5,6 Điều 36 ND 10)

Kể từ ngày 01/04/2020 thì:

  • Không còn khái niệm phù hiệu “Xe nội bộ”
  • Không còn khái niệm “Đơn vị Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp”

 

Bài báo tham khảo:

1/ http://mt.gov.vn/vn/tin-tuc/65156/thong-tin-bao-chi--ve-nghi-dinh-so-10-2020-nd-cp-ngay-17-01-2020-cua-chinh-phu-quy-dinh-ve-kinh-doanh-va-dieu-kien-kinh-doanh-van-tai-bang-xe-o-to-%28thay-the-nghi-dinh-so-86-2014-nd-cp-ngay-10-9-2014-cua-chinh-phu%29.aspx

2/ http://mnews.chinhphu.vn/story.aspx?did=346901

 

 


Tin tức khác

Mạng lưới quốc tế