En    

Hotline

028 7301 6010

Service Hotline 028 7301 6010
Nhận tin
  En    

Các chỉ số tài chính doanh nghiệp cần lưu ý (Phần 1)

Một doanh nghiệp muốn hoạt động bền vững và phát triển lâu dài cần phải có một nền tài chính vững chắc, giống như một người có được sức khỏe tốt thì mới có thể sống và làm việc hiệu quả. Và “sức khỏe” của một doanh nghiệp được đo lường thông qua một nền tài chính ổn định – tất cả đều được thể hiện trên Báo cáo tài chính. Dưới đây là các chỉ số tài chính trung gian mà nhà quản trị có thể tham khảo để đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp mình:

  1. Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn:
  • Định nghĩa: Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền hoặc tương đương tiền để đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Do đó, chỉ số nay dùng để đo lường khả năng trả nợ của một doanh nghiệp.

Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

  • Kết quả: Tỷ số này hiệu quả ở mức từ 1 – 4
  • Ý nghĩa: Khi tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn <1 cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho các loại tài sản cố định. Chiến lược tài trợ này sẽ khiến cho doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro và đứng trước nguy cơ phá sản vì không có sự phù hợp về thời gian đáo hạn giữa nợ ngắn hạn và tài sản cố định. Thông thường tỷ số này duy trình quanh mức 2 là tốt nhất.
  1. Tỷ số thanh toán nhanh:
  • Định nghĩa: Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên các tài sản lưu động có thể linh hoạt chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng những yêu cầu thanh toán cần thiết.

Tỷ số thanh toán nhanh = (TSLĐ và đầu tư ngắn hạn - Hàng hóa tồn kho)/Nợ ngắn hạn

  • Kết quả: Tỷ số này thường dao động mức từ 1 – 2
  • Ý nghĩa: Tỷ số này càng cao thì mức độ rủi ro cạn kiệt tài chính của doanh nghiệp càng thấp, tuy nhiên hiệu quả quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp cũng sẽ càng thấp. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá có tính khắt khe hơn về khả năng thanh toán, vì nó không tính hàng tồn kho vì hàng tồn kho không phải là nguồn tiền mặt tức thời đáp ứng ngay cho việc thanh toán.
  1. Kỳ thu tiền bình quân:
  • Định nghĩa: Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà 1 đồng hàng hóa bán ra được thu hồi

Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu/Doanh thu bình quân 1 ngày

  • Kết quả: Tỷ số nên duy trì dao động trong mức từ 30 – 60 ngày
  • Ý nghĩa: Số ngày trong kỳ thu tiền bình quân thấp cho thấy doanh nghiệp không bị đọng vốn trong khâu thanh toán, và giảm thiểu những khoản nợ khó đòi. Nếu tỷ số này cao có nghĩa là doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ. Trong nhiều trường hợp, do công ty muốn chiếm lĩnh thị phần thông qua chính sách trả chậm, gia hạn công nợ hoặc tài trợ cho các chi nhánh, đại lý nên dẫn đến có số ngày thu tiền bình quân cao.
  1. Hiệu quả sử dụng TSCĐ
  • Định nghĩa: Chỉ số này cho thấy được một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, qua đó đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.

Hiệu quả sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần/Giá trị TSCĐ

  • Ý nghĩa: Tỷ số này cao phản ánh tình hình hoạt động của công ty tạo ra mức doanh thu thuần cao so với tài sản cố định. Muốn đánh giá việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả hay không còn dựa vào việc so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc so sánh với chỉ tiêu trung bình của ngành.

* Báo viết này chỉ mang tính chất tham khảo không nhằm cung cấp các giải pháp kinh doanh hay bất kỳ mục đích nào tương tự như vậy. Công ty từ chối mọi đảm bảo về tính chính xác, hoàn thiện hoặc đầy đủ của thông tin được nêu tại bài viết và không chịu bất kỳ trách nhiệm nào hay bất kỳ thiệt hại phát sinh nào dù trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng lại thông tin trong bài viết này.

 


Tin tức khác

Mạng lưới quốc tế