En    

Hotline

028 7301 6010

Service Hotline 028 7301 6010
Nhận tin
  En    

Các điểm CILC cần lưu ý đối với Luật căn cước công dân và các văn bản pháp lý liên quan.

  1. Văn bản pháp luật:
  1. Văn bản hợp nhất 27 hợp nhất Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội và Luật Cư trú số 68/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội (“VBHN 27”), có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2021.
  2. Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật căn cước công dân. (“NĐ 137”)
  3. Nghị định 37/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 137/2015/nđ-cp ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật căn cước công dân. (“NĐ 37”), có hiệu lực kể từ ngày 14/5/2021.
  4. Văn bản hợp nhất 03 hợp nhất thông tư số 07/2016/TT-BCA và thông tư số 40/2019/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của luật căn cước công dân và nghị định số 137/2015/nđ-cp ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của luật căn cước công dân. (“VBHN 03”).
  1. Nội dung chính:

 

Tiêu chí

Nội dung

CSPL

  1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư

Khái niệm

  • Là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin.
  • Để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

 

khoản 4 Điều 3 VBHN 27

Thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư

Nội dung gồm 18 thông tin như sau:

a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

b) Ngày, tháng, năm sinh;

c) Giới tính;

d) Nơi đăng ký khai sinh;

đ) Quê quán;

e) Dân tộc;

g) Tôn giáo;

h) Quốc tịch;

i) Tình trạng hôn nhân;

k) Nơi thường trú;

l) Nơi tạm trú;

m) Tình trạng khai báo tạm vắng;

n) Nơi ở hiện tại;

o) Quan hệ với chủ hộ;

p) Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;

q) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;

r) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;

s) Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.

 

khoản 1 Điều 9 VBHN 27

Tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư

Chủ thể khai thác

  1. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
  2. Công dân được khai thác thông tin của mình;
  3. Tổ chức và cá nhân khác (tổ chức tín dụng).

điểm a, b, c khoản 2 Điều 10 VBHN 27

Hình thức khai thác

  1. Tổ chức tín dụng khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua 03 hình thức sau:
  • Qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an;
  • Bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin;
  • Theo phương thức khai thác khác do Bộ Công an hướng dẫn.

 

  1. Công dân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư:
  • Bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin;
  • Thông qua dịch vụ nhắn tin,
  • Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an.

 

  • khoản 2, khoản 3 Điều 8 NĐ 137;
  • khoản 6 Điều 1 NĐ 37.

 

Thẩm quyền cho phép khai thác

1. Tổ chức tín dụng: thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an;

2. Cá nhân (công dân tự khai thác thông tin của mình, công dân khai thác thông tin của người khác): trưởng Công an cấp xã có thẩm quyền cho phép đối với cá nhân đăng ký thường trú hoặc tạm trú trên địa bàn quản lý.

  • khoản 1, khoản 4 Điều 9 NĐ 137.
  • khoản 7 Điều 1 NĐ 37.

Thủ tục khai thác

Bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin:

  1. Văn bản đề nghị cung cấp thông tin phải nêu rõ:
  1. Lý do cần khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
  2. Thời gian khai thác,
  3. Thông tin cần khai thác và
  4. Cam đoan về việc chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được cung cấp.
  1. Thủ tục:
  1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi văn bản đến người có thẩm quyền.
  2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
  • Trường hợp đồng ý cho phép khai thác thông tin thì có văn bản trả lời và cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  • Trường hợp không đồng ý cho phép khai thác thông tin thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

 

  • Điều 10 NĐ 137,
  • khoản 8 Điều 1 NĐ 37

 

Thông qua dịch vụ nhắn tin:

  1. Chủ thể: công dân khai thác thông tin của mình.
  2. Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công an.
  • khoản 2 Điều 10 NĐ 137;
  • khoản 8 Điều 1 NĐ 37.

 

Thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an:

  1. Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công an;
  2. Người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
  1. Trường hợp đồng ý cho phép khai thác thông tin thì cung cấp quyền truy cập Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  2. Trường hợp không đồng ý cho phép khai thác thông tin thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

 

  • điểm c khoản 3 Điều 10 NĐ 137;
  • khoản 8 Điều 1 NĐ 37.

 

Phí tra cứu, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
  • Trường hợp công dân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội không phải nộp phí.

khoản 1 Điều 32 VBHN 27

 

Sử dụng thông tin

Việc sử dụng thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải bảo đảm bí mật nhà nước, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của công dân.

khoản 1 Điều 11 NĐ 137

Ưu tiên sử dụng giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành

Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa thông tin về công dân trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành hoặc giấy tờ đã cấp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

 

khoản 3 Điều 10 VBHN 27

  1. Quy định chuyển tiếp

Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật căn cước công dân có hiệu lực

  1. CMND đã được cấp trước ngày 01/01/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định;
  2. Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

 

khoản 3 Điều 38 VBHN 27

Các loại giấy tờ, biểu mẫu đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân.

  1. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.
  2. Các loại biểu mẫu đã phát hành có quy định sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019.

 

khoản 2 Điều 38 VBHN 27

Xác nhận thay đổi số chứng minh nhân dân

Khi công dân chuyển từ CMND 9 số sang thẻ CCCD sẽ được cấp giấy xác nhận thay đổi CMND bởi Cơ quan quản lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ khi công dân làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Khoản 4 Điều 15 VBHN 03.

  1. Cơ sở dữ liệu CCCD

Khái niệm

+Là cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

+Tập hợp thông tin về căn cước công dân Việt Nam, được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin.

+Là bộ phận của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

khoản 5 Điều 3 VBHN 27

Thông tin được lưu trong Cơ sở dữ liệu CCCD

Nội dung thông tin gồm thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm 08 thông tin sau:

  1. Ảnh chân dung;
  2. Đặc điểm nhân dạng;
  3. Vân tay;
  4. Họ, tên gọi khác;
  5. Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân;
  6. Nghề nghiệp, trừ quân nhân tại ngũ;
  7. Trình độ học vấn;
  8. Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.

khoản 1 Điều 15 VBHN 27

Tra cứu thông tin trong dữ liệu CCCD

 

  1. Chủ thể:
  1. Công dân (tự khai thác thông tin của mình),
  2. Cơ quan quản lý căn cước công dân,
  3. Công an các đơn vị, địa phương,
  4. Cơ quan tiến hành tố tụng,
  5. Cơ quan, tổ chức và công dân khác (phải được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu căn cước công dân)
  1. Cơ quan có thẩm quyền cho phép khai thác:
  1. Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện: thông tin về công dân thường trú tại địa phương thuộc phạm vi quản lý.
  2. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an có thẩm quyền:
  • Cho phép khai thác các thông tin về công dân trên phạm vi toàn quốc;
  • Cho phép khai thác, tra cứu vân tay được lưu trữ, quản lý trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân tại cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an.
  1. Thủ tục:
  1. Chủ thể có nhu cầu gửi văn bản đề nghị đến cơ quan có thẩm quyền:
  • Cơ quan, tổ chức:

Văn bản đề nghị nêu rõ mục đích, nội dung thông tin cần khai thác và được thủ trưởng cơ quan, tổ chức đó ký tên, đóng dấu.

  • Cá nhân:

Văn bản yêu cầu nêu rõ mục đích, nội dung thông tin cần khai thác và xuất trình một trong các giấy tờ sau của bản thân: Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu, thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân.

  1. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu khai thác thông tin, người có thẩm quyền quyết định cho phép khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

Trường hợp từ chối cung cấp thông tin thì phải trả lời cho cơ quan, tổ chức, công dân biết và nêu rõ lý do.

 

  • Điều 17 VBHN 27;
  • Điều 10 VBHN 03;
  • Điều 11 VBHN 03;

 

 

  • Khoản 6 Điều 1 NĐ 37.
  1. Số định danh cá nhân

Cấu trúc

Dãy số tự nhiên gồm 12 số, gồm:

  • 6 số: mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh;
  • 6 số: khoảng số ngẫu nhiên.

Điều 19 NĐ 137

Đặc điểm

  • Bộ Công an cấp cho mỗi công dân Việt Nam.
  • Không lặp lại ở người khác.

khoản 2, khoản 3 VBHN 27

  1. Thẻ Căn cước công dân

Số thẻ căn cước công dân

Là số định danh cá nhân.

 

khoản 2 Điều 19 VBHN 27

Giá trị của thẻ Căn cước công dân

Khi thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam, công dân sử dụng thẻ Căn cước công dân để chứng minh về thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân.

  • Khoản 1 Điều 3 VBHN 27
  • khoản 1 Điều 20 VBHN 27

Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân

  1. Công dân phải đổi thẻ Căn cước công dân khi:
  • Đủ 25 tuổi;
  • Đủ 40 tuổi;
  • Đủ 60 tuổi.

2. Nếu thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi phải đổi nêu trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Điều 21 VBHN 27

 


Tin tức khác

Mạng lưới quốc tế