En    

Hotline

028 7301 6010

Service Hotline 028 7301 6010
Nhận tin
  En    

So sánh TT 20/2010/TT.BGTVT với TT 22/2019/TT-BGTVT về đăng ký xe chuyên dùng

 

Tiêu chí

Thông Tư 20/2010/TT-BGTVT ngày 30/7/2010 quy định về cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ

(hết hiệu lực ngày 31/7/2019)

Thông tư 22/2019/TT-BGTVT ngày 12/6/2019 quy định về đăng ký xe máy chuyên dùng

(hiệu lực 01/08/2019)

Ghi chú

Danh mục xe máy chuyên dùng phải đăng ký

 

 

+ Đối với Xe máy thi công: cụ thể dòng Máy thi công mặt đường: thêm mới “Máy cào bóc mặt đường”.

+ Thêm mới: hai dòng xe:

- Xe máy chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp

- Xe máy chuyên dùng lâm nghiệp.

(bỏ dòng xe “máy kéo chuyên dùng nông nghiệp, lâm nghiệp”)

(Phụ lục 1)

- Thêm mới “Máy cào bóc mặt đường” vào dòng Máy thi công mặt đường

- Thêm dòng xe máy chuyên dùng phục vụ nông, lâm nghiệp (bỏ dòng máy kéo chuyên dùng nông nghiệp, lâm nghiệp).

Giấy tờ xác định quyền sở hữu

1. Một trong những chứng từ sau:

a. Quyết định hoặc hợp đồng mua bán kèm hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính (bản chính);

b. Giấy bán, cho, tặng theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);

c. Văn bản thừa kế theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có công chứng);

d. Văn bản của bên cho thuê tài chính đồng ý cho bên thuê xe máy chuyên dùng được đăng ký quyền sở hữu (bản chính);

đ. Quyết định tiếp nhận viện trợ của cơ quan có thẩm quyền (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);

e. Văn bản phát mại theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);

f. Lệnh xuất hàng của Cục Dự trữ quốc gia. Trường hợp lệnh xuất hàng gồm nhiều xe máy chuyên dùng thì mỗi xe phải có một bản sao có chứng thực.

2. Trường hợp mua bán hoặc cho, tặng qua nhiều người, khi làm thủ tục đăng ký, chỉ cần chứng từ mua bán, cho, tặng lần cuối cùng.

(Điều 6)

Một trong những giấy tờ sau:

1. Hợp đồng mua bán, cho tặng hoặc văn bản thừa kế theo quy định của pháp luật; hoặc

2. Hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính; hoặc

3. Văn bản của cấp có thẩm quyền đồng ý thanh lý xe theo quy định của pháp luật; hoặc

4. Văn bản của bên cho thuê tài chính đồng ý cho bên thuê xe máy chuyên dùng được đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật; hoặc

5. Quyết định tiếp nhận viện trợ của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; hoặc

6. Quyết định xuất, bán hàng dự trữ quốc gia của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

(Điều 3)

 

- Phân loại lại giấy tờ xác định quyền sở hữu.

- Xóa Bỏ trường hợp “Mua bán hoặc cho, tặng qua nhiều người, khi làm thủ tục đăng ký, chỉ cần chứng từ mua bán, cho, tặng lần cuối cùng”

Giấy tờ xác định nguồn gốc

1. Đối với xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp trong nước

=> phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của cơ sở sản xuất (bản chính).

2. Đối với xe máy chuyên dùng nhập khẩu

=> tờ khai hàng hoá nhập khẩu theo mẫu quy định của Bộ Tài chính (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).

3. Đối với xe máy chuyên dùng đã qua cải tạo

=> chứng từ tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này + thêm Biên bản nghiệm thu xuất xưởng của cơ sở được phép cải tạo.

Trường hợp thay thế tổng thành máy, khung xe phải có chứng từ mua bán tổng thành máy hoặc khung xe thay thế. Nếu tổng thành máy, khung xe thay thế được sử dụng từ các xe máy chuyên dùng đã được cấp đăng ký, phải có tờ khai xoá sổ đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này (các loại giấy tờ nêu trên là bản chính).

4. Đối với xe máy chuyên dùng không có nguồn gốc hợp pháp đã được cơ quan có thẩm quyền xử lý phải có quyết định xử lý theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).

(Điều 7)

Một trong những giấy tờ sau:

1. Xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp trong nước

=> Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng.

2. Xe máy chuyên dùng nhập khẩu

=> Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

3. Xe máy chuyên dùng đã qua cải tạo

=> Giấy chứng nhận chất lượng xe cải tạo + giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 nêu trên.

=> Trường hợp thay thế tổng thành máy, khung xe phải có giấy tờ mua bán tổng thành máy hoặc khung xe thay thế theo quy định.

Nếu tổng thành máy, khung xe thay thế được sử dụng từ các xe máy chuyên dùng đã được cấp đăng ký à phải có tờ khai thu hồi đăng ký, biển số theo mẫu số 1 của Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Đối với xe máy chuyên dùng bị xử lý tịch thu sung quỹ nhà nước:

a. Quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước của cấp có thẩm quyền;

b. Hóa đơn bán tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước do Bộ Tài chính phát hành (trường hợp tài sản xử lý theo hình thức thanh lý); biên bản bàn giao tiếp nhận tài sản (trường hợp xử lý tài sản theo hình thức điều chuyển).

5. Đối với xe máy chuyên dùng có quyết định xử lý vật chứng

a. Quyết định xử lý vật chứng của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Tòa án nhân dân;

b. Phiếu thu tiền hoặc giấy biên nhận tiền hoặc biên bản bàn giao (nếu là người bị hại).

 (Điều 4)

- Xe máy chuyên dùng nhập khẩu => TT22 xóa bỏ yêu cầu tờ khai Nhập khẩu, thay vào đó là “GCN chất lượng An toàn kỹ thuật” hoặc “trường hợp được miễn”

- Đối với từng loại xe => tương ứng với từng loại giấy tờ khác nhau.

Hồ sơ đăng ký

 1. Hồ sơ đăng ký xe máy chuyên dùng lần đầu bao gồm:

a. Tờ khai đăng ký xe máy chuyên dùng;

b. Chứng từ xác định quyền sở hữu xe máy chuyên dùng;

c. Chứng từ nguồn gốc xe máy chuyên dùng;

d. Chứng từ lệ phí trước bạ.

2. Số lượng hồ sơ phải nộp là 01 (một) bộ.

(Điều 4)

1. Hồ sơ đăng ký xe máy chuyên dùng lần đầu bao gồm:

a. Tờ khai đăng ký theo mẫu số 2 Phụ lục 2;

b. Bản chính giấy tờ xác định quyền sở hữu + Bản chính giấy tờ xác định nguồn gốc.

Trừ trường hợp, nếu nhiều xe chung một giấy tờ xác định quyền sở hữu theo Điều 3, hay chung một giấy tờ xác định nguồn gốc theo khoản 4, khoản 5 Điều 4 (có nguồn gốc từ tài sản bị tịch thu sung công quỹ nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vật chứng của vụ án)

=> tổ chức, cá nhân khi đăng ký phải nộp bản chính và bản sao cho mỗi xe tại Sở Giao thông vận tải nơi đăng ký (trừ trường hợp đăng ký tạm thời theo khoản 3 Điều 5 này như được nêu ở dưới).

=> Sở Giao thông vận tải nơi đăng ký có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản với tổ chức, cá nhân đăng ký về việc đang lưu giữ bản chính.

2. Xe máy chuyên dùng chưa đăng ký, khi di chuyển trên đường bộ phải được đăng ký tạm thời. Hồ sơ gồm:

a. Tờ khai cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời theo mẫu số 4 Phụ lục 2.

b. Giấy tờ xác định quyền sở hữu theo Điều 3 (bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);

c. Giấy tờ xác định nguồn gốc theo Điều 4 (bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).

(Điều 5)

- Xóa bỏ nộp “chứng từ lệ phí trước bạ” => đối với bộ hồ sơ đăng ký lần đầu.

- Hướng dẫn thêm trường hợp nhiều xe chung 1 giấy tờ sở hữu/giấy tờ xác minh nguồn gốc.

- Phải làm Hồ sơ đăng ký tạm thời => xe máy chuyên dùng chưa đăng ký.

Trình tự thực hiện cấp GCN đăng ký lần đầu

- Nơi nộp: nộp trực tiếp tại Sở GTVT nơi chủ sở hữu có trụ sở chính/đăng ký thường trú.

- Người nộp hồ sơ thay:

+Người được uỷ quyền => phải có giấy ủy quyền của chủ sở hữu có xác nhận chữ ký của UBND cấp xã.

+người đại diện cho tổ chức phải có giấy giới thiệu của tổ chức đó.

- Thời hạn cấp: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

(Điều 9)

- Nơi nộp: không thay đổi

- Thời hạn cấp: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra hoặc nhận được kết quả kiểm tra đối với trường hợp xe máy chuyên dùng đang hoạt động, tập kết ngoài địa phương cấp đăng ký

=> trường hợp kết quả đạt yêu cầu à cấp giấy

=> trường hợp kết quả không đạt yêu cầu à thông báo cho chủ phương tiện và nêu rõ lý do.

(Điều 6)

Thời hạn cấp: phụ thuộc vào nhiều mốc thời gian khác (không cố định 15 ngày kẻ từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ)

Trình tự thực hiện cấp GCN đăng ký tạm thời

1. Nơi nộp: Sở GTVT nơi xe máy chuyên dùng chuyển đi.

2. Hiệu lực: 20 ngày kể từ ngày cấp; nếu hết hạn thì được gia hạn một lần không quá 20 ngày.

(Điều 16)

1. Số lượng: 01 (một) bộ hồ sơ.

2. Nơi nộp: trực tiếp đến Sở GTVT nơi gần nhất.

3. Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, tối đa 1 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ:

3.1. Hồ sơ đăng ký chưa đầy đủ => hướng dẫn chủ sở hữu bổ sung.

3.2. Hồ sơ đăng ký đầy đủ => trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở GTVT cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời, Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Hiệu lực: thời hạn 20 ngày kể từ ngày cấp.

(Điều 7)

- Nơi nộp hồ sơ: khác biệt.

- TT22: GCN đăng ký tạm thời không được gia hạn nếu giấy hết hiệu lực.

Trường hợp và Hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký, biển số

1. Trường hợp cấp đổi:

1.1.Xe máy chuyên dùng đã cải tạo, thay đổi màu sơn

1.2. Giấy chứng nhận đăng ký, biển số bị hỏng.

2. Hồ sơ bao gồm:

a. Tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 Thông tư này (bản chính) ;

b. Giấy chứng nhận đăng ký đã được cấp (bản chính);

c. Biển số (trường hợp biển số bị hỏng).

(Điều 14)

1. Trường hợp cấp đổi:

1.1. Xe máy chuyên dùng cải tạo, thay đổi màu sơn;

1.2. Thay đổi các thông tin liên quan đến chủ sở hữu (không thay đổi chủ sở hữu);

1.3. Giấy chứng nhận đăng ký hoặc biển số bị hỏng

2. Hồ sơ bao gồm:

a. Tờ khai đổi Giấy chứng nhận đăng ký, biển số theo mẫu số 8 của Phụ lục 2;

b. Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký đã được cấp;

c. Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng xe cải tạo đối với xe máy chuyên dùng cải tạo;

d. Quyết định hoặc giấy tờ về việc thay đổi do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với trường hợp chủ sở hữu thay đổi thông tin liên quan (bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).

(Điều 8 – Khoản 1)

- Bổ sung thêm trường hợp được cấp đổi GCNDK, biển số: Thay đổi thông tin liên quan của chủ sở hữu.

- Bổ sung thêm giấy tờ trong hồ sơ cấp đổi: GCN chất lượng đối với xe cải tạo/ Quyết định/văn bản của CQNN khi chủ sở hữu thay đổi thông tin liên quan.

Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký, biển số

 

Tờ khai mẫu quy định tại Phụ lục 9 của Thông tư này (bản chính).

(Điều 15)

1. Tờ khai cấp lại theo mẫu số 8 của Phụ lục 2;

2. Bản thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương đăng ký theo mẫu số 17 Phụ lục 2 đối với trường hợp bị mất Giấy chứng nhận đăng ký.

(Điều 8 – Khoản 2)

Trường hợp mất thì phải có bản thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng nơi đăng ký

Trình tự thực hiện xin cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký, biển số

1. Số lượng: 1 bộ.

2. Người nộp hồ sơ thay:

+ Người được uỷ quyền  phải có giấy ủy quyền của chủ sở hữu có xác nhận chữ ký của UBND cấp xã.

+ Người đại diện cho tổ chức phải có giấy giới thiệu của tổ chức đó.

3. Trách nhiệm Sở GTVT:

3.1. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn người nộp hồ sơ hoàn thiện hồ sơ (nếu cần).

3.2. Viết Giấy hẹn trả kết quả theo Phụ lục 5.

3.3. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Sở GTVT thực hiện cấp đổi, cấp đăng ký tạm thời cho chủ sở hữu; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3.4. Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký, biển số: Sau 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo nếu không có tranh chấp.

1. Số lượng: 01 (một) bộ hồ sơ

2. Nơi nộp: Nộp trực tiếp tại Sở GTVT nơi đã đăng ký trước đây.

3. Trách nhiệm Sở GTVT: tiếp nhận, kiểm tra nội dung hồ sơ và thông báo cho chủ sở hữu trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

3.1. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định à Sở GTVT hướng dẫn hoàn thiện.

3.2. Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định:

3.2.1. Đối với Giấy chứng nhận đăng ký => cấp không quá 03 ngày làm việc, Sở GTVT thu và cắt góc phía trên bên phải Giấy chứng nhận đăng ký đã cấp;

3.2.2. Đối với biển số => cấp không quá 15 ngày làm việc, Sở GTVT thu lại biển số hỏng.

3.3.3. Đối với Trường hợp đăng ký xe máy chuyên dùng cải tạo => theo trình tự thực hiện cấp GCN đăng ký lần đầu (theo quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 6).

Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3.3. Trường hợp mất Giấy chứng nhận đăng ký:

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, Sở GTVT đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở trong thời hạn 15 ngày => Hết thời gian đăng tải nếu không nhận được ý kiến phản hồi liên quan đến tranh chấp xe máy chuyên dùng đề nghị cấp lại đăng ký => trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc Sở GTVT cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký.

Các mốc thời gian khi cấp đổi, cấp lại GCN, biển số => thay đổi khác biệt.

 

Hồ sơ sang tên chủ sở hữu trong cùng 1 tỉnh thành phố

Hồ sơ bao gồm:

1. Tờ khai đăng ký theo mẫu tại Phụ lục 2 (bản chính);

2. Một trong các chứng từ xác định quyền sở hữu dưới đây:

2.1. Quyết định hoặc hợp đồng mua bán kèm hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính (bản chính);

2.2. Giấy bán, cho, tặng theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);

2.3. Văn bản thừa kế theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có công chứng)

(Điều 18)

Hồ sơ bao gồm:

1. Tờ khai đăng ký theo mẫu số 2 của Phụ lục 2.

2. Bản chính giấy tờ xác định quyền sở hữu theo Điều 3 (hợp đồng hoặc hóa đơn,…)

Trừ trường hợp, nếu nhiều xe chung một giấy tờ xác định quyền sở hữu theo Điều 3, hay chung một giấy tờ xác định nguồn gốc theo khoản 4, khoản 5 Điều 4 (có nguồn gốc từ tài sản bị tịch thu sung công quỹ nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vật chứng của vụ án) => tổ chức, cá nhân khi đăng ký phải nộp bản chính và bản sao cho mỗi xe tại Sở Giao thông vận tải nơi đăng ký (trừ trường hợp đăng ký tạm thời).

3. Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng đã được cấp (bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).

(Điều 10)

Không phải nộp “Chứng từ lệ phí trước bạ”, thay vào đó là nộp “GCN đăng ký xe đã được cấp”.

Trường hợp phải làm thủ tục di chuyển, đăng ký sang tên chủ sở hữu ở khác tỉnh, thành phố thuộc TW

1. Xe máy chuyên dùng được mua bán, được cho, tặng, thừa kế khác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Chủ sở hữu xe khi chuyển trụ sở chính hoặc đăng ký thường trú sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

1. Xe máy chuyên dùng được mua bán, được cho, tặng, thừa kế khác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Trường hợp di chuyển xe máy chuyên dùng ở khác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng không thay đổi chủ sở hữu.

(Điều 11)

Khác biệt về trường hợp số 2 (cụ thể là đối tượng di chuyển).

Hồ sơ, Thủ tục di chuyển đăng ký xe ở khác tỉnh, thành phố thuộc TW

1. Hồ sơ gồm:

a. Tờ khai di chuyển đăng ký xe máy chuyên dùng theo mẫu Phụ lục 12;

b. Một trong các chứng từ xác định quyền sở hữu dưới đây:

- Quyết định hoặc hợp đồng mua bán kèm hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính (bản chính);

- Giấy bán, cho, tặng theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);

- Văn bản thừa kế theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có công chứng)

(điểm a, b, c khoản 1 Điều 6).

2. Trình tự thực hiện:

a) Chủ sở hữu lập 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp tại Sở GTVT nơi xe máy chuyên dùng đã đăng ký;

b) Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm:

- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn người nộp hồ sơ di chuyển đăng ký hoàn thiện hồ sơ (nếu cần);

- Viết Giấy hẹn trả kết quả theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.

- Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải cấp Phiếu di chuyển đăng ký xe máy chuyên dùng theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 của Thông tư này, thu lại biển số, cắt góc phía trên bên phải Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng, vào sổ quản lý và trả hồ sơ xe máy chuyên dùng đã đăng ký cho chủ sở hữu; trường hợp không cấp Phiếu di chuyển đăng ký xe máy chuyên dùng, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(Điều 19 Khoản 1)

1. Hồ sơ di chuyển đăng ký bao gồm:

a. Tờ khai di chuyển đăng ký theo mẫu số 9 của Phụ lục 2.

b. Bản chính giấy tờ xác định quyền sở hữu theo quy định tại Điều 3, Trừ trường hợp, nếu nhiều xe chung một giấy tờ xác định quyền sở hữu theo Điều 3, hay chung một giấy tờ xác định nguồn gốc theo khoản 4, khoản 5 Điều 4 (có nguồn gốc từ tài sản bị tịch thu sung công quỹ nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vật chứng của vụ án)  tổ chức, cá nhân khi đăng ký phải nộp bản chính và bản sao cho mỗi xe tại Sở Giao thông vận tải nơi đăng ký (trừ trường hợp đăng ký tạm thời).

Giấy tại mục b này sẽ không cần nếu => di chuyển xe máy chuyên dùng ở khác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng không thay đổi chủ sở hữu.

c. Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng đã được cấp (bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).

2. Trình tự thực hiện:

a. Chủ sở hữu lập 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp tại Sở GTVT nơi xe máy chuyên dùng đã đăng ký;

b. Sở GTVT tiếp nhận, kiểm tra nội dung hồ sơ và có kết quả thông báo trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ => hướng dẫn hoàn thiện lại.

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ => trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Sở cấp Phiếu di chuyển đăng ký xe máy chuyên dùng theo mẫu số 10 Phụ lục 2, thu lại biển số, cắt góc phía trên bên phải Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng, vào Sổ quản lý và trả hồ sơ xe máy chuyên dùng đã đăng ký cho chủ sở hữu. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(Điều 12)

 

Thủ tục đăng ký xe máy chuyên dùng từ tỉnh, thành phố thuộc TW khác chuyển đến

 

1. Hồ sơ gồm:

a. Tờ khai đăng ký theo Phụ lục 2 (bản chính);

b. Một trong các chứng từ xác định quyền sở hữu dưới đây:

- Quyết định hoặc hợp đồng mua bán kèm hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính (bản chính);

- Giấy bán, cho, tặng theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);

- Văn bản thừa kế theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có công chứng)

c. Chứng từ lệ phí trước bạ;

d. Phiếu di chuyển đăng ký xe máy chuyên dùng (bản chính)

e. Hồ sơ xe máy chuyên dùng đã đăng ký.

2. Trình tự thực hiện:

a. Chủ sở hữu xe máy chuyên dùng nộp 01 (một) bộ hồ sơ

b. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm:

- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn người nộp hồ sơ đăng ký hoàn thiện hồ sơ (nếu cần);

- Viết Giấy hẹn kiểm tra xe máy chuyên dùng và trả kết quả;

- Kiểm tra xe máy chuyên dùng theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Thông tư này;

- Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải cấp Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng và vào sổ quản lý; trường hợp không cấp đăng ký, biển số phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Giấy ủy quyền/giấy giới thiệu cho người nộp Hồ sơ.

(Điều 19 Khoản 2)

1. Hồ sơ bao gồm:

a. Tờ khai đăng ký xe máy chuyên dùng theo mẫu số 2 Phụ lục 2;

b. Bản chính Phiếu di chuyển đăng ký xe máy chuyên dùng đã được cấp.

c. Hồ sơ xe máy chuyên dùng đã đăng ký.

2. Trình tự thực hiện:

a. Chủ sở hữu xe máy chuyên dùng lập 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp tại Sở GTVT nơi xe máy chuyên dùng chuyển đến;

b. Sở GTVT tiếp nhận, kiểm tra nội dung hồ sơ và có kết quả thông báo cho chủ sở hữu trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đăng ký chưa đầy đủ => hướng dẫn hoàn thiện lại;

- Trường hợp hồ sơ đăng ký đầy đủ => chủ sở hữu xe máy chuyên dùng thực hiện theo quy định tiếp tại điểm b khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 6 của Thông tư này.

- Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(Điều 13)

Danh mục thành phần hồ sơ theo TT22 khác biệt.

Xử lý các trường hợp vướng mắc về mất hồ sơ

1. Trường hợp chủ sở hữu xe máy chuyên dùng không có chứng từ nguồn gốc hoặc mất toàn bộ hồ sơ di chuyển:[….]

2. Trường hợp chủ sở hữu xe máy chuyên dùng mất một trong số giấy tờ đã kê trong Phiếu di chuyển của hồ sơ di chuyển:[…]

3. Chủ sở hữu xe máy chuyên dùng nêu tại khoản 1 Điều này không được bán, cầm cố, thế chấp xe máy chuyên dùng này trong thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng.

(Điều 27)

Trường hợp chủ sở hữu xe máy chuyên dùng mất hồ sơ đăng ký:

a. Chủ sở hữu lập Tờ khai đăng ký xe máy chuyên dùng theo mẫu số 2 Phụ lục 2 + kèm bản sao các giấy tờ bị mất có xác nhận của cơ quan cấp giấy tờ đó và + bản thông báo công khai.

b. Nộp trực tiếp đến Sở Giao thông vận tải nơi chủ sở hữu đăng ký trụ sở chính hoặc nơi đăng ký thường trú.

c. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Sở Giao thông vận tải đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở trong thời hạn 15 ngày. Hết thời gian, đăng tải không nhận được ý kiến phản hồi liên quan đến tranh chấp xe máy chuyên dùng đề nghị cấp đăng ký, Sở Giao thông vận tải thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 6 của Thông tư này.

(Khoản 1 Điều 19)

- Quy định chung “mất hồ sơ” mà không phân định ra “mất loại hồ sơ gì”.

- Xóa bỏ quy định “chủ sở hữu khi không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hoặc mất hồ sơ di chuyển thì không được bán, cầm cố, thế chấp xe trong 1 năm.

Trường hợp phát sinh khi di chuyển, sang tên đăng ký

 

 

1. Đối với xe máy chuyên dùng đã di chuyển đăng ký, nhưng chủ sở hữu chưa làm thủ tục đăng ký tại nơi đến đã bán tiếp cho người khác, Sở Giao thông vận tải nơi người mua, tiếp nhận hồ sơ và làm thủ tục cấp đăng ký theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này;

2. Sau khi cấp đăng ký, Sở Giao thông vận tải nơi cấp đăng ký gửi thông báo đến Sở Giao thông vận tải nơi di chuyển đi để điều chỉnh trong Sổ quản lý đăng ký xe máy chuyên dùng.

3. Nếu nhiều xe chung một giấy tờ quy định tại Điều 3, khoản 4, khoản 5 Điều 4 của Thông tư này thi tổ chức, cá nhân khi đăng ký phải nộp bản chính và bản sao cho mỗi xe tại Sở Giao thông vận tải nơi đăng ký (trừ trường hợp đăng ký tạm thời quy định tại khoản 3 Điều 5 của Thông tư này). Sở Giao thông vận tải nơi đăng ký có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản với tổ chức, cá nhân đăng ký về việc đang lưu giữ bản chính.

(Khoản 2 Điều 19)

TT22 quy định hướng giải quyết một số trường hợp cụ thể hay phát sinh trong thực tế.

 

 


Tin tức khác

Mạng lưới quốc tế