En    

Hotline

028 7301 6010

Service Hotline 028 7301 6010
Nhận tin
  En    

SỰ KHÁC BIỆT CĂN BẢN GIỮA THUÊ TÀI CHÍNH VÀ VAY NGÂN HÀNG

SỰ KHÁC BIỆT CĂN BẢN GIỮA THUÊ TÀI CHÍNH VÀ VAY NGÂN HÀNG

Đối với doanh nghiệp, nguồn vốn đến từ 2 nguồn chính là nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay. Tại Việt Nam, hiện nay, vốn vay ngân hàng được đại đa số doanh nghiệp ưu tiên sử dụng. Nhưng các doanh nghiệp sản xuất với tài sản cố định chủ yếu là máy móc, thiết bị thì có thêm một hình thức hỗ trợ vốn, đó là thuê tài chính. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa phân biệt được hai hình thức này một cách rõ ràng do họ đã quá quen thuộc với hình thức vay vốn ngân hàng.

Có rất nhiều điểm khác biệt giữa thuê tài chính và vay ngân hàng như thời hạn cho vay, điều kiện cho vay, cơ sở thẩm định,… Nhưng điểm khác biệt căn bản và quan trọng nhất để cho doanh nghiệp bước đầu có thể hiểu và tiếp cận hình thức này là gì? Theo tôi, sự khác biệt căn bản nhất của thuê tài chính so với vay ngân hàng chính là dòng tiền mà doanh nghiệp sẽ sử dụng khi được cấp tín dụng.

Để có thể nhận cấp tín dụng từ ngân hàng, doanh nghiệp buộc phải có tài sản đảm bảo (tải sản thế chấp) cho khoản tài trợ đó. Tài sản đó có thể là động sản (máy móc, phương tiện,…) hay bất động sản (nhà ở, đất đai, nhà xưởng,…). Sau khi thế chấp tài sản, tùy thuộc vào mục đích sử dụng vốn và các giấy tờ tài chính doanh nghiệp đã cung cấp, ngân hàng sẽ cấp cho doanh nghiệp một hạn mức tín dụng và giải ngân dần dòng tiền trong hạn mức tín dụng đã được duyệt. Đôi khi, để hạn chế rủi ro, ngân hàng sẽ giải ngân gián tiếp thông qua đơn vị thứ 3 (có thể là nhà cung cấp của khách hàng) sau khi nhận được hóa đơn tài chính của nhà cung cấp về việc mua hàng của doanh nghiệp.

Khác với ngân hàng, các công ty cho thuê tài chính có một hình thức cấp vốn khác là sale – lease back (mua và cho thuê lại), có nghĩa là thay vì thế chấp tài sản, doanh nghiệp có thể bán tài sản lại cho công ty cho thuê tài chính (thường là động sản như máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển,…), điểm đặc biệt của hình thức này là dù đã bán tài sản nhưng tài sản vẫn thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp, doanh nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng tài sản đó phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi thực hiện nghiệp vụ này, doanh nghiệp sẽ được nhận ngay khoản tiền bán tài sản cho công ty cho thuê tài chính – cấp vốn và chỉ cần trả dần số tiền thuê tài sản đó để sử dụng (bao gồm lãi suất trả cho việc sử dụng vốn đó) cho công ty cho thuê tài chính theo từng kỳ (thường là theo tháng). Điểm lợi ích của hình thức này là doanh nghiệp có toàn quyền sử dụng nguồn vốn có được do việc sale – lease back tài sản cho công ty cho thuê tài chính. Và sự khác biệt căn bản ở đây chính là dòng tiền vào doanh nghiệp sẽ là chủ động chứ không phải là bị động như ngân hàng, hay hiểu đơn giản là mỗi doanh nghiệp khi vay ngân hàng sẽ được cấp một hạn mức tín dụng và ngân hàng sẽ giải ngân trực tiếp cho bên thứ ba (nhà cung cấp) – tôi gọi đó là dòng tiền bị động. Còn đối với cho thuê tài chính, sale – lease back có nghĩa là doanh nghiệp sẽ bán tài sản cho công ty cho thuê tài chính và sử dụng khoản tiền nhận được từ việc bán này tùy mục đích của doanh nghiệp. Và sự chủ động sử dụng nguồn vốn mang lại lợi ích rất lớn đối với doanh nghiệp trong tình hình kinh doanh ngày càng khốc liệt hiện nay.

Bất kỳ hình thức cấp vốn nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng, và tùy tình hình kinh doanh cũng như năng lực của doanh nghiệp mà lựa chọn hình thức tối ưu nhất. Theo cá nhân tôi, đối với những doanh nghiệp sản xuất hay những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thì sử dụng giải pháp trên sẽ rất hiệu quả. Bởi vì hiện nay, việc cấp tín dụng từ ngân hàng sẽ ngày càng khó hơn và yêu cầu chặt chẽ hơn, và thật đáng tiếc nếu như doanh nghiệp đã dành thời gian và chi phí để tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng nhưng khoản vay đó bị từ chối. Thay vì cứ loay hoay đi tìm đường tiếp cận vốn vay từ ngân hàng thì tại sao các doanh nghiệp không thử tiếp cận giải pháp cho thuê tài chính hay cụ thể là sale – lease back (mua và cho thuê lại)?

Xem thêm thông tin tại Facebook Chailease Việt Nam: https://www.facebook.com/chaileasevietnam/


Tin tức khác

Mạng lưới quốc tế